KA-UniKA-Uni
Giới thiệu Ka-Uni
Trở về

Góp vốn bằng Tài sản trí tuệ

1. Định nghĩa

Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:

"1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật."

Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những loại tài sản có thể dùng để góp vốn vào các doanh nghiệp, tổ chức.

2. Phân loại

Thông thường có 04 cách thức để góp vốn:

Góp vốn bằng tiền mặt, vàng

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ

Góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật

Góp vốn bằng các tài sản khác định giá được bằng Đồng Việt Nam

3. Lợi ích

Góp vốn bằng tài sản trí tuệ giúp chủ sở hữu có thể khai thác tối đa các giá trị to lớn mà loại tài sản này mang lại nhằm phục vụ cho những mục tiêu khác nhau như liên quan đến xã hội, đầu tư hay mở rộng kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận…

Việc góp vốn bằng tài sản trí tuệ có những đặc trưng nhất định cần phải lưu ý trong quá trình thực hiện vì loại tài sản này mang nhiều điểm khác biệt so với các loại tài sản khác. Tương ứng với từng loại hình tài sản trí tuệ lại có cách thức xử lý và phương pháp góp vốn khác nhau. Do đó, các đơn vị cần có một đơn vị chuyên biệt như Ka-Uni để hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ thực hiện quá trình góp vốn bằng tài sản trí tuệ.