KA-UniKA-Uni
Ka-Uni
2024-01-26

Tình huống xâm phạm quyền tác giả do sử dụng tài liệu quảng cáo khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu

Tình huống xâm phạm quyền tác giả do sử dụng tài liệu quảng cáo khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu

Công ty Long Tuấn thuê Quang thiết kế kiểu dáng mẫu xe hơi hiệu Otoata cho công ty để phát hành mẫu trong nội bộ công ty trước khi ra mắt sản phẩm. Hợp đồng đã kết thúc khi Quang bàn giao kết quả công việc và Công ty đã thanh toán đầy đủ thù lao theo thỏa thuận cho Quang. Một năm sau, công ty lập trang web mới để quảng bá cho sản phẩm của công ty và đã sử dụng một số nội dung trong tài liệu do Quang thực hiện như: thiết kế đồ họa, hình ảnh, biểu trưng… để đưa lên trang web mà không hỏi ý kiến của Quang. Quang cho rằng tài liệu đó là tác phẩm thuộc quyền tác giả của Quang, vì vậy việc Công ty sử dụng một số nội dung trong đó đưa lên website mà không được sự cho phép của Quang là xâm phạm quyền tác giả của mình. Ngược lại, Công ty cho rằng với tư cách là chủ sở hữu tài liệu quảng cáo trên, họ được toàn quyền sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép hay thực hiện bất cứ nghĩa vụ gì với Quang.

TRẢ LỜI:

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

“Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Nếu trong hợp đồng, Công ty Long Tuấn ghi rõ sử dụng in ấn, phát trong hội chợ thương mại thì quyền của A chỉ giới hạn trong hợp đồng thỏa thuận

- Vì vậy, khi công ty Long Tuấn quảng bá thì nằm ngoài thỏa thuận thì tình huống này Quang thắc mắc là hợp lý.