KA-UniKA-Uni
Ka-Uni
2024-02-22

Quyền tác giả của nội dung phim điện ảnh

Quyền tác giả của nội dung phim điện ảnh

Công ty A là một công ty về sản xuất phim ảnh và đã ra mắt một chuỗi dự án phim về hoạt hình. Công ty B là đối thủ cạnh tranh với công ty A và sau một khoảng thời gian cũng sản xuất một bộ phim giống với thể loại trên. Nhưng trong quá trình ra mắt bộ phim của công ty B thì công ty A đã phát hiện phần đầu giới thiệu phim của công ty B giống hoàn toàn với công ty A. Sau nhiều lần công ty A gửi văn bản nhằm thông báo và yêu cầu công ty B xóa bỏ những đoạn hình tương tự. Nhưng công ty B không phản hồi. Chính vì vậy công ty A đã khởi kiện. 

Đối với trường hợp này công ty A sẽ căn cứ theo Điều Luật nào để khởi kiện?

TRẢ LỜI:

  • Căn cứ tại Điều 18 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định “Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản”. 

  • Dựa vào quy định khoản 4 Điều 19 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009, 2019, 2022 quy định “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.

  • Cuối cùng theo khoản 2 Điều 21 Luật Sở Hữu Trí Tuệ hiện hành về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh “Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này”. 

Chính vì vậy, đối với trường hợp trên, công ty A được xem là tác giả cũng đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả và được bảo hộ theo các điều khoản về quyền tác giả. Bên cạnh đó, công ty A là công ty được độc quyền sử dụng về hình ảnh, nhạc phim, thiết kế mỹ thuật và toàn bộ những chất liệu để tạo nên một chuỗi dự án phim hoạt hình của chính mình. Mặc dù về dự án phim của công ty B có nội dung khác hoàn toàn công ty A nhưng đoạn mở đầu giới thiệu phim của công ty B đã sử dụng âm thanh và hình ảnh của công ty A. Vì vậy, công ty B phải phải xin phép hoặc trả thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.