KA-UniKA-Uni
2024-01-02

Quyền tác giả

Quyền tác giả

Anh Việt là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm “Cuộc đời là những niềm đau” không may bị qua đời đột ngột, vì tác phẩm được rất nhiều khán giả yêu thích nên anh Nam đã viết tiếp theo cốt truyện của anh Việt. Người thừa kế quyền tác giả của anh Việt không đồng ý vì nghĩ rằng như thế là vi phạm quyền tác giả. Còn anh Nam cho rằng quyền tác giả đối với phần viết mới này thuộc về mình, phần này độc lập với phần của anh Việt và không có liên quan. Vì thế tranh chấp xảy ra.

Theo anh (chị) anh Nam có vi phạm quyền tác giả của anh Việt không? Tranh chấp này sẽ được giải quyết thế nào, vì sao?

Đáp án:

Về luật điều chỉnh

Anh Nam là cá nhân người Việt Nam, đáp ứng các điều kiện về năng lực theo Luật Dân sự; anh Việt cũng là cá nhân người Việt Nam, là tác giả tác phẩm “Cuộc đời là những niềm đau” và cũng đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực dân sự. Đối tượng tranh chấp là quyền tác giả đối với tác phẩm “Cuộc đời là những niềm đau”. Do đó tranh chấp này thuộc điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 1, Điều 2.

Về đồng tác giả

Điều kiện để là đồng tác giả khi cả 2 cùng sáng tạo ra tác phẩm, đã cùng bỏ công sức sáng tác, tài chính, chất sám để tạo ra tác phẩm.

Trong trường hợp này, có thể thấy không hề có sự cùng hợp tác giữa anh Việt và anh Nam, cả 2 đã không cùng sáng tác ra tác phẩm “Cuộc đời là những niềm đau” trong cùng một thời gian, giữa 2 bên cũng không hề có sự tương hỗ về tài chính hoặc cơ sở vật chất để tạo ra tác phẩm.

Do đó có thể thấy rằng anh Việt và anh Nam không phải là đồng tác giả cho tác phẩm “Cuộc đời là những niềm đau”.

Về tính độc lập của tác phẩm

Tác phẩm của anh Việt và anh Nam, có thể có sự liên quan về nội dung vì tác phẩm của anh Nam được viết tiếp theo nội dung tác phẩm của anh Việt; tuy nhiên đây là vẫn là 2 tác phẩm hoàn toàn riêng biệt, bởi nếu tách biệt hai tác phẩm thì vẫn có giá trị nghệ thuật và giữ được bản chất của tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm của anh Việt không phải là tác phẩm dịch hay phóng tác, cải biên… từ chính tác phẩm của anh Việt nên cũng không được xem là tác phẩm phải sinh. Anh B là người trực tiếp sáng tạo và là tác giả của tác phẩm một cách độc lập.

Do đó có thể nói rằng đây là 2 tác phẩm hoàn toàn độc lập và anh Việt có quyền tác giả đối với tác phẩm của minh .

Anh Nam có vi phạm quyền tác giả không?

Trước hết phải xác định Nam có sử dụng tác phẩm của Việt hay không? Sử dụng là khai thác bất kỳ bản quyền nào của tác phẩm như sao chép, trình diễn, truyền tải,..... mà không xin phép và chưa được sự đồng ý của tác giả. Tuy nhiên, như đã phân tích, tác phẩm Nam được sáng tạo độc lập, không tạo thành tác phẩm thể loại. Anh Nam hoàn toàn không sử dụng tác phẩm của Việt. Tác phẩm của anh Nam hoàn toàn độc lập và không thuộc bất kỳ điểm nào của điều này. Vì vậy, hành vi của anh Nam không xâm phạm quyền tác giả trong tác phẩm của anh Việt.